PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH GIANG
TRƯỜNG THCS HƯNG THÁI
Video hướng dẫn Đăng nhập

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NINH GIANG
               TRƯỜNG THCS HƯNG THÁI 

THƯ MỤC GIỚI THIỆU "SÁCH KĨ NĂNG SỐNG DÀNH CHO HỌC SINH KHỐI THCS"

 

LỜI NÓI ĐẦU

          Hiện nay nội dung giáo dục kĩ năng sống đã được nhiều quốc gia trên thế giới đưa vào dạy cho học sinh trong các trường phổ thông, dưới nhiều hình thức khác nhau. Chương trình hành động Dakar về giáo dục cho mợi người đã đặt ra trách nhiệm cho mỗi quốc gia phải đảm bảo cho người học được tiếp cận với chương trình GDKNS phù hợp và kĩ năng sống cần được coi như một nội dung của chất lượng giáo dục.

          Ở Việt Nam, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân ực phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước đáp ứn yêu cầu hội nhập quốc tế và hu cầu phát triển của người học, giáo dục phổ thông đã và đang đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI, mà thực chất là cách tiếp cận kĩ năng sống, đó là: "Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học để cùng sống chung".

          Trong điều kiện kinh tế xã hội của ViệtNam nói riêng và bối cảnh toàn cầu nói chung, càng ngày chúng ta cần nhận ra tầm quan trọng của việc học các KNS để ứng phó với sự thay đổi, biến động của môi trường kinh tế, xã hội và thiên nhiên. Đặc biệt là lứa tuổi dậy thì, khi các em bước vào giai đoạn khủng hoảng lứa tuổi quan trọng của cuộc đời. Từ những phân tích trên cho thấy, tuổi trẻ hiện nay phải đương đầu với nhiều vấn đề tâm lý xã hội phức tạp trong cuộc sống. Ngoài kiến thức, mỗi HS đều cần trang bị cho mình những kỹ năng để ngày càng hoàn thiện bản thân và phát triển cùng với sự phát hiện của xã hội.

          Như chúng ta đã biết, khoảng cách giữa nhận thức và hành động luôn khá lớn. Việc giáo dục KNS cho HS cần phải khơi gợi và phát huy sự tham gia của các em trên cơ sở có sự hướng dẫn của GV, không nên giáo dục theo cách áp đặt ý kiến hay suy nghĩa chủ quan của GV cũng như người lớn. KNS cần được xây dựng trên những tình huống cụ thể, gắn với đời sống thực; trong một môi trường an toàn, lành mạnh để các em có thể hiểu và thực hành. KNS  được hình thành và củng cố qua quá trình thực hành và trải nghiệm của bản thân, nó giúp cho mỗi cá nhân nâng cao năng lực ứng phó trong mọi tình huống căng thẳng mà mỗi người gặp phải hằng ngày. Bản thân KNS có tính hành vi.

     *Việc giáo dục KNS cho HS THCS trong điều kiện hiện nay là thật sự cần thiết, vì:

          - Những thay đổi nhanh chóng trong đời sống xã hội (kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học – kỹ thuật, biến đổi khí hậu, thiên tai…)đã tạo ra một cuộc sống hiện đại, vận động không ngừng, rất khẩn trương và chứa đựng nhiều yếu tố khôn lường.

          - Những thay đổi về tâm lý của chính bản thân trẻ đang có tác động lớn đối với các em.

          - Những thay đổi về mặt kinh tế, xã hội cũng ảnh hưởng đến từng gia đình của các em.

          Để sống, hội nhập và góp phần tích cực cho cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn, không thể không giáo dục KNS cho thích ứng với mọi biến động của hoàn cảnh, giúp các em rèn hành vi có trách nhiệm, ứng phó với sức ép trong cuộc sống, biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp, ứng phó với thách thức trong cuộc sống.

     *Những lợi ích trong giáo dục KNS cho HS THCS

          KNS như những nhịp cầu giúp biến kiến thức thành những hành động cụ thể, những thói quen lành mạnh. Những người có KNS là những người biết làm cho mình và người khác cùng hạnh phúc. Họ thường thành công hơn trong cuộc sống, luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống của chính mình.

          - Lợi ích về cá nhân: giúp các em ứng phó có hiệu quả với những thách thức trong cuộc sống. Rút ngắn thời gian mày mò tìm hiểu, giúp các em trưởng thành sớm hơn. Giúp các em có khả năng tự bảo vệ tinh thần và sức khỏe của chính mình và những người khác trong cộng đồng. Giúp các em xác định những mục tiêu của cuộc sống hiện tại và tương lai.

          - Lợi ích cho gia đình: KNS của mỗi cá nhân tạo không khí thân thiện, hạnh phúc trong gia đình. Bố mẹ có thể yên tâm lao động, công tác vì con cái ngoan ngoãn, biết ứng xử, tự lập. Gia đình không bị mất mát về kinh tế do con cái mắc vào tệ nạn xã hội như tiêm chích, sử dụng ma túy, cờ bạc, nghiện rượu, thuốc lá…

          - Lợi ích cho xã hội: Giáo dục kỹ năng sống đầy đủ sẽ tạo điều kiện và định hướng cho các em rèn luyện để trở thành những công dân hữu ích trong tương lai giàu lòng yêu quê hương, đất nước, sẵn sàng cống hiến tài năng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Các em thích ứng với sự phát triển kinh tế, văn hóa xã hội và biết lựa chọn, phân tích các nguồn thông tin đa dạng trong quá trình phát triển và hội nhập của đất nước. Đồng thời giúp các em hình thành những hành vi tích cực có lợi cho sức khỏa các nhân, do đó có những hành vi xã hội tích cực góp phần làm giảm các tỷ lệ: có thai sớm, lạm dụng tình dục, uống rượu hút thuốc lá, sử dụng ma túy, phạm pháp trong lứa tuổi vị thành niên.

          Thuật ngữ kĩ năng sống (KNS) bắt đầu xuất hiện trong các nhà trường phổ thông Việt Nam từ những năm 1995- 1996, thông qua Dự án “Giáo dục KNS để bảo vệ sức khỏe và phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường” do UNICEF phối hợp với Bộ Giáo dục – Đào tạo và Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thực hiện. Từ đó đến nay, nhiều cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế đã tiến hành giáo dục KNS gắn với  giáo dục các vấn đề xã hội như: phòng chống ma túy, phòng chống mại dâm, phòngchống buôn bán phụ nữ và trẻ em, phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống tai nạn bom mìn, bảo vệ môi trường, … Giáo dục phổ thông nước ta những năm vừa qua đã được đổi mới cả về mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học gắn với bốn trụ cột giáo dục của thế kỉ XXI: Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định, học để cùng

chung sống - mà thực chất là cách tiếp cận kĩ năng sống. Đặc biệt, rèn luyện KNS cho HS đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định là một trong năm nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực”

trong các trường phổ thông giai đoạn 2008- 2013. Vậy KNS là gì?

          Thực tế cho thấy có nhiều quan niệm khác nhau về KNS :

• Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), KNS là khả năng để có hành vi thích ứng (adaptive) và

tích cực (positive), giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách

thức của cuộc sống hàng ngày

• Theo Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), KNS là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc

hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình

thành thái độ và kĩ năng.

• Theo Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO), KNS gắn với 4 trụ cột của giáo dục, đó là: Học để biết (Learning to know) gồm các kĩ năng tư duy như: tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả,…; Học làm người (Learning to be) gồm các kĩ năng cá nhân như: ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin,…; Học để sống với người khác (learning to live together) gồm các kĩ năng xã hội như: giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông; Học để làm (Learning to do) gồm kĩ năng thực hiện công việc và các nhiệm vụ như: kĩ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm,…

          Trên cở sở tầm quan trọng và tính thiết yếu của kĩ năng sống trong bậc học THCS, thư viện Trường THCS Hưng Thái chọn ra được một số sách về nội dung giáo dục kĩ năng sống mà Thư viện đang có, lập ra “Thư mục chuyên đề giới thiệu sách kĩ năng sống THCS”, hân hạnh giới thiệu đem đến sự dễ dàng cho Thầy, Cô và Học sinh tìm hiểu trước, tìm đọc được sách  mình yêu thích, nhằm phục vụ cho giảng dạy và học tập thêm thuận lợi, tốt đẹp hơn, cũng như trang bị cho bản thân những kĩ năng thiết yếu trong quá trình học tập và hoàn thiện bản thân.

           Nội dung thư mục còn ngắn gọn, kính mong quý thầy cô và các em học sinh đóng góp để thư viện hoàn thiện thư mục của mình.

Xin trân trọng cảm ơn!
 

NỘI DUNG THƯ MỤC

 1. BÙI NGỌC DIỆP

          Cẩm nang giáo dục KNS cho học sinh THCS /Bùi Ngọc Diệp, Bùi Phương Nga, Bùi Thanh Xuân .- H. : Giáo dục, 2010.- 211tr; 24cm

Cẩm nang giáo dục kĩ năng sống cho học sinh 

Trung học cơ sở

(Tài liệu dành cho giáo viên)

Tác giả: Bùi Ngọc Diệp, Bùi Phương Nga, Bùi Thanh Xuân

Xuất bản: năm 2010

Nhà xuất bản: Giáo dục

Khổ: 14,5x20,5cm

ĐKCB: 1859/STK

          Nội dung cuốn sách xoay quanh các chủ đề: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự nhận thức, kx năng xác định giá trị, kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề, kỹ năng kiên định, kỹ năng ứng phó với căng thẳng, kỹ năng hợp tác, kỹ năng thương lượng, kỹ năng đặt mục tiêu. Sách được cấu trúc thành bốn phần chính:

          Phần I. Những vấn đề chung về kĩ năng sống

          Phần II. Hỏi đáp về các kỹ năng sống cần giáo dục co học sinh trung học.

          Phần III. Hướng dẫn tổ chức những hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học

          Phần IV. Một số câu chuyện rèn kĩ năng sống

                                                                             SĐKCB: 1859/STK

          2.GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG TRONG MÔN ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ: Tài liệu dành cho giáo viên/ Lê Minh Châu, Dương Quang Ngọc, Trần Thị Tố Oanh...H.: Giáo dục, 2010.- 173tr.; 24cm

   Giáo Dục Kỹ Năng Sống Trong Môn Địa Lý Ở Trường THCS

( Tài Liệu Dành Cho Giáo Viên)

 

Tác giả: Nhiều Tác Giả
Xuất bản: tháng 8/2010
Nhà xuất bản: Giáo dục
Số Trang: 160 trang
Khổ cỡ: 17x24 cm

 

SĐKCB: 954/SNV

    Cuốn sách được biên soạn nhằm giúp giáo viên có thêm hiểu biết chung về kĩ năng sống và nội dung, cách thức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong môn Địa lí ở trường trung học cơ sở.

    Cuốn sách gồm hai phần:

    Phần thứ nhất: Một số vấn đề chung về kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông.

          Nội dung cơ bản gồm:

    I. Quan niệm về kĩ năng sống

    II. Phân loại kĩ năng sống

    III. Tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.

    IV. Định hướng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh

   Các nội dung I, II, III nhằm giúp giáo viên có nhận thức đầy đủ về nản chất, mục tiêu, nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống, nội dung của các kĩ năng sống và việc lựa chọn các kĩ năng sống cần giáo

dục cho học sinh phổ thông.

   Nội dung IV liên quan đến việc thực hành, vận dụng những phương pháp, kĩ thuật…liên quan đến việc tổ chức dạy học kĩ năng sống trên lớp. Vì vậy giáo viên cần đọc kĩ, thực hành, vận dụng thử vào một số bài giảng trên lớp nhằm thực hiện một bài học giáo dục kỹ năng sống, từ đó từng bước hoàn thiện các phương pháp, kĩ thuật trong thực tiễn giảng dạy.

   Phần thứ hai: Giáo dục kĩ năng sống trong môn Địa lí ở trường trung học cơ sở.

Nội dung cơ bản gồm:

    I. Phân tích khả năng, mục tiêu giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong môn Địa lí ở trường trung học cơ sở.

  Nội dung này giúp giáo viên có nhận thức về việc vận dụng kiến thức của môn Địa lí vào giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học cơ sở.

    II. Giới thiệu một số nội dung và địa chỉ các tiết học/ bài hoc tiêu biểu của môn Địa lí ở trường trung học cơ sở có thể thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở từng lớp.

  Nội dung phần này chỉ mang tính gợi mở, khuyến khích giáo viên tìm tòi, sáng tạo, vận dụng, kết hợp nhuần nhuyễn giữa việc trang bị kiến thức và kĩ năng sống cho học sinh trong những bài học, tiết học khác trong phạm vi chương trình.

    III. Một số bài soạn tham khảo về giáo dục kĩ năng sống trong môn Địa lí ở trường trung học cơ

sở.

          3.GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG TRONG MÔN SINH HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ: Tài liệu dành cho giáo viên/ Lê Minh Châu, Dương Quang Ngọc, Trần Thị Tố Oanh...H.: Giáo dục, 2010.- 175tr.; 24cm

Giáo Dục Kỹ Năng Sống Trong Môn Sinh Học Ở Trường THCS

 ( Tài Liệu Dành Cho Giáo Viên)

Tác giả: Nhiều Tác Giả

Xuất bản: 8/2010
NXB: Giáo dục
Số Trang: 176 trang 
Khổ: 17x24 cm

SĐKCB: 955/SNV

 

          Cuốn sách được biên soạn nhằm giúp giáo viên có thêm hiểu biết chung về kĩ năng sống và nội dung, cách thức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong môn Sinh học ở trường trung học cơ sở.

    Cuốn sách gồm hai phần:

    Phần thứ nhất: Một số vấn đề chung về kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông.

    Nội dung cơ bản gồm:

    I. Quan niệm về kĩ năng sống

    II. Phân loại kĩ năng sống

    III. Tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.

    IV. Định hướng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh

   Các nội dung I, II, III nhằm giúp giáo viên có nhận thức đầy đủ về nản chất, mục tiêu, nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống, nội dung của các kĩ năng sống và việc lựa chọn các kĩ năng sống cần giáo dục cho học sinh phổ thông.

   Nội dung IV liên quan đến việc thực hành, vận dụng những phương pháp, kĩ thuật…liên quan đến việc tổ chức dạy học kĩ năng sống trên lớp. Vì vậy giáo viên cần đọc kĩ, thực hành, vận dụng thử vào một số bài giảng trên lớp nhằm thực hiện một bài học giáo dục kỹ năng sống, từ đó từng bước hoàn thiện các phương pháp, kĩ thuật trong thực tiễn giảng dạy.

   Phần thứ hai: Giáo dục kĩ năng sống trong môn sinh học ở trường trung học cơ sở.

Nội dung cơ bản gồm:

    I. Phân tích khả năng, mục tiêu giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong môn Sinh học ở trường trung học cơ sở.Nội dung này giúp giáo viên có nhận thức về việc vận dụng kiến thức của môn Địa lí vào giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học cơ sở.

    II. Giới thiệu một số nội dung và địa chỉ các tiết học/ bài hoc tiêu biểu của môn Sinh học ở trường trung học cơ sở có thể thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở từng lớp.

  Nội dung phần này chỉ mang tính gợi mở, khuyến khích giáo viên tìm tòi, sáng tạo, vận dụng, kết hợp nhuần nhuyễn giữa việc trang bị kiến thức và kĩ năng sống cho học sinh trong những bài học, tiết học khác trong phạm vi chương trình.

    III. Một số bài soạn tham khảo về giáo dục kĩ năng sống trong môn Sinh học ở trường trung học cơ sở                              

4.GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ: Tài liệu dành cho giáo viên/ Đặng Thúy Anh, Lê Minh Châu, Nguyễn Thị Việt Hà...H.: Giáo dục, 2010.- 156tr.; 24cm

Giáo Dục Kỹ Năng Sống Trong Môn Giáo Dục Công Dân Ở Trường THCS

 (Tài liệu dành cho giáo viên)

Tác giả: Nhiều Tác Giả

Xuất bản: 8/2010
NXB: Giáo dục
Số Trang: 156 trang 
Khổ: 17x24 cm

SĐKCB: 961/SNV

          Cuốn sách được biên soạn nhằm giúp giáo viên có thêm hiểu biết chung về kĩ năng sống và nội dung, cách thức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong môn Sinh học ở trường trung học cơ sở.

    Cuốn sách gồm hai phần:

    Phần thứ nhất: Một số vấn đề chung về kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông.

    Nội dung cơ bản gồm:

    I. Quan niệm về kĩ năng sống

    II. Phân loại kĩ năng sống

    III. Tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.

    IV. Định hướng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh

   Các nội dung I, II, III nhằm giúp giáo viên có nhận thức đầy đủ về nản chất, mục tiêu, nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống, nội dung của các kĩ năng sống và việc lựa chọn các kĩ năng sống cần giáo dục cho học sinh phổ thông.

   Nội dung IV liên quan đến việc thực hành, vận dụng những phương pháp, kĩ thuật…liên quan đến việc tổ chức dạy học kĩ năng sống trên lớp. Vì vậy giáo viên cần đọc kĩ, thực hành, vận dụng thử vào một số bài giảng trên lớp nhằm thực hiện một bài học giáo dục kỹ năng sống, từ đó từng bước hoàn thiện các phươn g pháp, kĩ thuật trong thực tế giảng dạy

          5.GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG TRONG MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ: Tài liệu dành cho giáo viên/Lê Minh Châu, Nguyễn Thúy Hồng, Trần Thị Tố Oanh...H.: Giáo dục, 2010.- 147tr.; 24cm

Giáo Dục Kỹ Năng Sống Trong Môn Ngữ Văn Ở Trường THCS

 (Tài liệu dành cho giáo viên)

Tác giả:   Nhiều Tác Giả
Xu ất bản: 8/2010
NXB: Giáo dục
Số Trang: 148 trang 
Khổ: 17x24 cm

 

SĐKCB: 957/SNV

          Để giúp cho các nhà trường thực hiện giáo dục, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh có kết quả, Bộ Giáo Dục và Đào tạo đã chỉ đạo Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tổ chức biên soạn bộ tài liệu về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua một số môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, với sự hỗ trợ của Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF). Bộ tài liệu này hướng dẫn giáo viên sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực để tổ chức cho học sinh được thực hành, trải nghiệm một số kỹ năng sống cơ bản, cần thiết cho các em trong quá trình học tập. Với cách tiếp cận này, việc giáo dục kỹ năng sống sẽ không làm nặng nề, quá tải nội dung môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, mà ngược lại, còn giúp cho việc học tập các môn học và tham gia các hoạt động giáo dục của học sinh trở nên nhẹ nhàng, thoải mái, thiết thực.

          6.NHỮNG KĨ NĂNG MỀM THIẾT YẾU DÀNH CHO HỌC SINH THCS 6,7,8,9/Phan Kiên (c.b), Phạm Thị Kiều Trang, Dương Thị Bảo Oanh, Lưu Anh Chức .- H.: Giáo dục, 2014 .- 80tr., 24cm

Những kĩ năng mềm cho học sinh Trung học sơ sở

(Sách dành cho học sinh THCS)

Tác giả:   Nhiều Tác Giả
Xuất bản: 9/2013
NXB: Giáo dục
Số Trang: 80 trang 
Khổ: 17x24 cm

SĐKCB: 2293/STK; 2294/STK; 2295/STK; 2296/STK

 

            Được biên soạn dựa trên chương trình giáo dục cấp THCS của Bộ Giáo dục và Đào tạo và được tích hợp từ nội dung giáo dục kĩ năng sống của các môn học Giáo dục công dân, Ngữ văn, Địa lí,…

          Bộ sách bao gồm 4 quyển dành cho học sinh các khối lớp 6, 7, 8, 9 của cấp Trung học cơ sở. Đây là những bộ sách nối tiếp bộ "Thực hành kỹ năng sống dành cho học sinh tiểu học" được NXB Giáo dục Việt Nam phát hành trong tháng 9 năm 2013.

          Điểm nổi bật của bộ sách là sự kết hợp phong phú giữa các hoạt động thực hành kĩ năng sống (thảo luận, đóng vai, trò chơi,…) với các tình huống đa dạng, thiết thực. Những hình ảnh minh họa nhiều màu sắc, sinh động, phù hợp với lứa tuổi học sinh THCS.

          7.NGUYỄN THỊ MỸ LỘC

          Giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống cho học sinh trung học cơ sở: tài liệu dành cho giáo viên THCS/ Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Đặng Hoàng Minh .- H.: Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội, 2012 .- 218tr., 24cm.

Giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống cho học sinh trung học cơ sở

(Tài liệu dành cho giáo viên)

Tác giả: Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Đặng Hoàng Minh

Xuất bản: Năm 2012
NXB: Giáo dục
Số Trang: 218 trang 
Khổ: 14,5x20,5 cm

 

SĐKCB:

          Nội dung cuốn sách bao gồm 4 phần:

          Phần 1 của cuốn sách “Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở” trình bày đặc điểm phát triển tâm lý học sinh trung học cơ sở, các mục tiêu giáo dục giá trị sống và nội dung hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh.

          Phần 2 của cuốn sách “Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở” giới thiệu một số kỹ năng sống cho học sinh như: kỹ năng nhận thức bản thân, phát triển sự tự trọng, kỹ năng thấu cảm, kỹ năng kiên cường,…

          Ngoài ra sách còn giới thiệu một số trò chơi giáo dục giá trị cho học sinh trung học cơ sở.

KẾT LUẬN CHUNG

          Việc tổ chức giáo dục kĩ năng sống trong trường THCS được tiến hành thông qua môn học (nội khoá, ngoại khoá), thông qua việc dạy học tự chọn, qua hoạt động ngoài giờ lên lớp và hoạt động câu lạc bộ cũng không còn xa lạ với giáo viên bởi họ đã được làm quen với cách thức tổ chức này (qua các đợt tập huấn tích hợp một số mặt giáo dục khác). Đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho việc đưa hoạt động giáo dục này vào nhà trường;

          Sự phối hợp chặt chẽ giáo dục kĩ năng sống với các hoạt động giáo dục vốn đã được lồng ghép vào chương trình giáo dục từ nhiều năm nay như giáo dục bảo vệ môi trường, phòng chống ma tuý, giáo dục pháp luật,… sẽ tạo nhiều cơ hội và điều kiện để triển khai giáo dục kĩ năng sống;
          Tuy nhiên, khi thực hiện nhiệm vụ này, cán bộ quản lý, giáo viên còn gặp nhiều khó khăn (chưa có nhiều tài liệu cho giáo viên và học sinh, kế hoạch thực hiện, tiêu chí đánh giá,…). Tổ chức giáo dục kĩ năng sống có những đặc thù riêng khác với các hoạt động giáo dục khác, nội dung giáo dục không chỉ diễn ra trong môn học mà còn thông qua một số hoạt động khác (hoạt động ngoài giờ lên lớp, câu lạc bộ,...) cho nên phải tính đến cơ sở vật chất, kinh phí thực hiện;

          Trên cở sở tầm quan trọng và tính thiết yếu và thực trạng của công tác giảng dạy kĩ năng sống trong bậc học THCS, thư viện Trường THCS Hưng Thái chọn ra được một số sách về nội dung giáo dục kĩ năng sống mà Thư viện đang có, lập ra “Thư mục chuyên đề giới thiệu sách kĩ năng sống THCS”, hân hạnh giới thiệu đem đến sự dễ dàng cho Thầy, Cô và Học sinh tìm hiểu trước, tìm đọc được sách  mình yêu thích, nhằm phục vụ cho giảng dạy và học tập thêm thuận lợi, tốt đẹp hơn, cũng như trang bị cho bản thân những kĩ năng thiết yếu trong quá trình học tập và hoàn thiện bản thân.

HỆ THỐNG BẢNG TRA THƯ MỤC

Bảng tra chữ cái theo tên tác giả

TT

Họ tên tác giả

Tên tác phẩm

Số thứ tự trong thư mục

Số trang

1

Đặng Thúy Anh

Giáo Dục Kỹ Năng Sống Trong Môn Giáo Dục Công Dân Ở Trường THCS

 

4

7-8

2

Lê Minh Châu

Giáo Dục Kỹ Năng Sống Trong Môn Địa Lí Ở Trường THCS

 

2

4-6

3

Lê Minh Châu

Giáo Dục Kỹ Năng Sống Trong Môn Sinh học Ở Trường THCS

 

3

6-7

4

Lê Minh Châu

Giáo Dục Kỹ Năng Sống Trong Môn Ngữ Văn Ở Trường THCS

 

4

8-9

5

Bùi Ngọc Diệp

Cẩm nang giáo dục KNS cho học sinh THCS

1

4

6

Phan Kiên

Những kĩ năng mềm thiết yếu dành cho học sinh THCS 6,7,8,9

 

6

9-10

7

Nguyễn Thị Mỹ Lộc

          Giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống cho học sinh trung học cơ sở

7

10-11

 

MỤC LỤC

 

TT              Nội dung                                 Trang

1                           Phần mở đầu                                                1-4

2                           Nội dung                                                        4-11

3                           Kết luận chung                                              11

4                            Hệ thống bảng tra thư mục                          12

 

Hưng Thái; ngày 11 tháng 1 năm 2019

 

Người lập Thư mục                                                                             DUYỆT CỦA CHUYÊN MÔN

 

 

 

Nguyễn Thị Lương


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Trường THCS Hưng Thái long trọng tổ chức buổi tuyên truyền ngày thị giác thế giới vào sáng thứ hai ngày 07/10/2019. Tham dự buổi tuyên truyền có 238 đội viên cùng toàn thể cán bộ GV, VN tron ... Cập nhật lúc : 15 giờ 43 phút - Ngày 21 tháng 10 năm 2019
Xem chi tiết
Thực hiện Nghị định số 04/2015/NĐ/CP của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư số 01/ 2016/TT-BNV của Bộ nội ... Cập nhật lúc : 0 giờ 3 phút - Ngày 26 tháng 9 năm 2019
Xem chi tiết
Hoà trong tiết trời thu lịch sử là không khí tưng bừng phấn khởi của đất nước ta, dân tộc ta với những giây phút hào hùng của mùa thu lịch sử kỉ niệm trọng thể những ngày lễ lớn: Kỉ niệm 74 ... Cập nhật lúc : 22 giờ 26 phút - Ngày 14 tháng 9 năm 2019
Xem chi tiết
Ngày 30 tháng 5 năm 2018, thầy và trò trường THCS Hưng Thái tổ chức lễ bế giảng năm học 2017-2018 ... Cập nhật lúc : 16 giờ 39 phút - Ngày 5 tháng 6 năm 2018
Xem chi tiết
Vào ngày 17 tháng 4 năm 2018 , nhà trường đã tổ chức buổi ngoại khóa cho các em học sinh khối 6 và khối 9 đến dâng hương và tìm hiểu tại đền thờ Khúc Thừa Dụ (thôn Cúc Bồ, xã Kiến Quốc, huyệ ... Cập nhật lúc : 10 giờ 18 phút - Ngày 26 tháng 4 năm 2018
Xem chi tiết
ngày 08 tháng 01 năm 2018, thầy trò trường THCS Hưng Thái cùng điểm lại những kết quả đạt được trong học kỳ I năm học 2017-2018 ... Cập nhật lúc : 10 giờ 27 phút - Ngày 10 tháng 1 năm 2018
Xem chi tiết
Căn cứ Quyết định số 2071/QĐ-BGDĐT ngày 16/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo ... Cập nhật lúc : 8 giờ 34 phút - Ngày 11 tháng 10 năm 2017
Xem chi tiết
Căn cứ Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2017-2018 của trường THCS Hưng Thái, Trường THCS Hưng Thái đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ học năm học 2016-2017 và xây dựng kế hoạch phát triển ... Cập nhật lúc : 11 giờ 23 phút - Ngày 30 tháng 9 năm 2017
Xem chi tiết
1. Mục đích: a) Nhằm góp phần thực hiện nghiêm chính sách, pháp luật và nhiệm vụ của trường THCS. Công tác kiểm tra nội bộ trường học giúp Hiệu trưởng tìm ra những biện pháp đôc đốc, giúp đ ... Cập nhật lúc : 17 giờ 43 phút - Ngày 28 tháng 9 năm 2017
Xem chi tiết
Căn cứ Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005; sửa đổi bổ sung ngày 8/3/2010; Căn cứ Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/20 ... Cập nhật lúc : 14 giờ 50 phút - Ngày 28 tháng 9 năm 2017
Xem chi tiết
12345
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
tuần sinh hoạt tập thể, điều lệ, nội quy nhà trường năm học 2018 - 2019
tiêu chí chấm thi đua năm học 2017 - 2018
Đề thi vào lớp 10 chuyên hóa Nguyễn Trãi năm học 2016 - 2017
DS CB LỚP TOÀN TRƯỜNG 16-17
Chế độ - Tiến độ cho điểm 2016-2017
Xếp hạng các trường, phòng thi vào 10 năm 2016
PPCT dạy học chủ đề tự chọn môn Ngữ văn 9
Hướng dẫn lập PPCT HĐNGLL
Chủ đề tổ KHTN 16-17
Các chủ đề thực hiện năm học 2016-2017 tổ KHXH
PPCT các môn năm học 2016-2017
Dạy học phát triển năng lực môn Văn
chủ đề:di truyền học người_cô Nguyễn Thị Hoài_THPT Khúc Thừa Dụ
Cấu trúc đề HSG Sinh tỉnh
tài liệu hướng dẫn soạn E_learning
123456
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Nghị quyết hội đồng tháng 3 năm 2024
Nghị quyết hội đồng tháng 2 năm 2024
Nghị quyết hội đồng tháng 1 năm 2024
QĐ kiểm tra nôi bộ tháng 2 năm 2024
Phân công lịch trực tết Âm lịch 2024
Kế hoạch kiểm tra nội bộ năm học 2023-2024
Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ giáo dục tháng 4/2023
Thông báo thi tuyển viên chức năm 2022
Công văn về việc triển khai hoạt động đầu năm học và tổ chức lễ khai giảng năm học mới 2022-2023 của SỞ GD&ĐT
KẾ HOẠCH Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2022
QUYẾT ĐỊNH Thành lập Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trường THCS Hưng Thái năm 2022
Kế hoạch công tác tháng 01/2022
Kế hoạch công tác tháng 12/2021
Kế hoạch công tác tháng 11/2021
Kế hoạch công tác tháng 10/2021
12345678910...